Thập niên 60: Làm giàu, dạy con.

Chương 67-68:

Chương 67: 30 Tết.

Lâm Thanh Hoà nhướng mày: "Ví dụ mẹ chồng ốm đau, em có thể không ra tiền chữa bệnh?"

Chu Hiểu Mai ngây ngốc cả người.

Lâm Thanh Hoà: "Vốn dĩ em gả vào thành đã bị tính là trèo cao, ít nhất thì ở trong mắt những người thành phố là như vậy. Mà đã là trèo cao thì em buộc phải mang ơn đội nghĩa, hầu hạ cho mẹ chồng, đối xử tử tế với em trai em gái chồng, bằng không người ta sẽ nói em là người không biết phép tắc, gia đình không có gia giáo. Cô út, cô hiểu ý chị không?"

Chu Hiểu Mai cắn răng nói: "Bọn họ dám!"

Lâm Thanh Hoà bình tĩnh: "Ngốc, một khi ván đã đóng thuyền, em đấu tranh nổi không? Bất quá thì ly hôn, nhưng em phải xác định mình có chịu được miệng lưỡi thiên hạ không đã."

Chu Hiểu Mai: "Ăn Tết xong em sẽ lập tức chia tay với anh ta."

Lâm Thanh Hoà: "Từ từ đã, chị chỉ phân tích từ góc độ khách quan, còn em phải suy xét kỹ rồi hắng quyết định, chia tay hay tiếp tục tuỳ thuộc vào bản thân em. Nhưng chị tin cô út xứng đáng với người tốt hơn thế."

Chu Hiểu Mai dường như suy sụp: "Nhưng mà...xuất thân của em kiếm đâu ra người tốt hơn."

"Xuất thân làm sao? Bần nông thời này không phải là dòng dõi tốt nhất hả? Ra ngoài đố ai dám đυ.ng cô đấy."

Lâm Thanh Hoà cười rồi nói: " Hơn nữa cô út nhà ta muốn ngoại hình có ngoại hình, muốn công việc có công việc, lại đang tuổi xuân phơi phới, tại sao tự uỷ khuất chình mình đâm đầu vào cái gia đình như vậy?"

Chu Hiểu Mai được chị dâu an ủi, thần sắc đã khôi phục ít nhiều.

Lâm Thanh Hoà rót ly nước ấm uống, nói từ nãy tới giờ khát khô cả họng rồi.

"Kể chị nghe đi, anh bạn kia theo đuổi em như thế nào?"

Chu Hiểu Mai: "Anh ấy tặng em một cái kẹp tóc."

"Sau đó." Lâm Thanh Hoà gật đầu, ý bảo cứ tiếp tục.

Chu Hiểu Mai nhìn Lâm Thanh Hoà rồi lắc đầu: "Hết rồi."

Lâm Thanh Hoà trừng mắt: "Em nói đối phương chỉ tặng em một cái kẹp tóc là em liền đồng ý làm bạn gái người ta??"

Rất rõ ràng Lâm Thanh Hoà bị sốc nặng.

Chu Hiểu Mai khó hiểu: "Vâng."

"Má nó." Đúng là trần đời này dạng người nào cũng có.

Chu Hiểu Mai vốn cảm thấy bình thường nhưng thấy thái độ kinh ngạc của chị tư, cô bất tri bất giác nói: "Anh ấy còn chưa đưa em đi xem phim lần nào."

Lâm Thanh Hoà cười lạnh: "Chỉ bỏ ra có một hai hào mua cái kẹp tóc mà định lừa một cô nương trinh trắng có công việc lương cao về làm trâu làm ngựa hầu hạ cả đại gia đình nhà hắn. Haha, tên này tính toán cũng giỏi lắm."

Lại nói tiếp: "Em không cần suy nghĩ thêm nữa, thằng đàn ông như này phải đá ngay và luôn chứ còn để làm gì???"

Đúng là sống trong xã hội nghèo nàn, con người ta sẽ giữ được nét hồn nhiên chất phát nhưng mà như thế này thì lại thành chất phát quá đáng!

Đều là công nhân nhà xưởng, tán gái chỉ bằng một cái kẹp tóc? Hỏi vợ mà làm như giỡn chơi, qua loa đại khái, cưới về rồi còn đối xử với con gái nhà người ta tới mức nào nữa?

Chu Hiểu Mai: "Hình như khi chị gả cho anh tư, hai người là qua mai mối."

"Cô còn dám so với chị à? Chị có nhà riêng, cô gả qua đó liệu có không? Nếu cô thích thì cứ đi theo anh ta, chui vào cái nhà bé tí như cái lỗ mũi mà sống chung với cả đại gia đình ấy. Đảm bảo ngày nào cũng vui vẻ náo nhiệt gà bay chó sủa. Thôi được rồi, chị không nói nhiều nữa, cô muốn gả cho ai thì gả, nhưng mà tới lúc đó đừng quay qua trách chị không nhắc trước là được. Hôm nay chị nói ra những lời này cũng là vì quý trọng tình cảm chị em nhiều năm, cuộc đời là của em, đi con đường nào em tự chọn."
Chu Hiểu Mai trước khi về còn không quên dặn: "Chị đừng nói gì với mẹ đấy nhá."

Lâm Thanh Hoà xua tay đuổi: "Tôi nói chuyện này làm gì, cô mau về đi. Đúng là không có tiền đồ, nhìn đã mắc mệt."

Chu Hiểu Mai chu mỏ: "Chị tư, sao chị lại như thế aa!"

"Tôi làm sao?" Lâm Thanh Hoà hừ lạnh: "Xét về phương diện này cô phải lấy chị đây ra làm gương. Không phải chị vỗ ngực tự khen chứ ở cái nhà này chị dâu cô nói một không ai dám nói hai. Nếu cô muốn một cuộc sống thoải mái, cô phải học khôn. Chị mà là cô ấy hả, đã sớm đá gã khốn kiếp đó vào xó xỉnh từ đời nào rồi. Một cái kẹp tóc mà học đòi người ta cưới vợ, cô nghĩ mình là cải trắng à?!"

Nghe những lời này Chu Hiểu Mai rất chán nản. Nhưng cô hiểu chị tư nói vậy là vì muốn tốt cho mình. Thôi vậy, đợi qua tết quay về thành làm việc phải tìm anh ta nói cho rõ ràng.
Lâm Thanh Hoà vẫn là không nhịn được, thì thầm với Chu Thanh Bách: "Trần đời em chưa thấy ai như hắn, một cái kẹp tóc mà muốn đem người ta về hầu hạ cả đại gia đình, hắn tưởng cái kẹp tóc kia làm bằng vàng chắc."

Chu Thanh Bách không mấy quan tâm loại chuyện này nhưng anh rất vui vì vợ mình đối xử tốt với Hiểu Mai.

Lâm Thanh Hoà vẫn tiếp tục phun trào: "Người thành phố thì là cái thá gì mà dám khinh thường Hiểu Mai nhà mình. Đất chật người đông, tất cả cùng chui rúc trong một cái phòng, nói một câu khó nghe chứ một người đánh rắm không phải cả nhà cùng thối um lên à, ở đó mà kiêu ngạo. Xí!"

Chu Thanh Bách phụ hoạ một câu: "Đúng là không rộng rãi bằng nông thôn."

Trên thực tế, tình hình ở nông thôn cũng chẳng mấy dễ dàng, muốn xây một gian phòng người ta phải tích cóp nửa đời hoạ may mới đủ tiền.
Tuy nhiên điểm này không ảnh hưởng anh nịnh nọt vợ, vợ nói phải là phải!

Lâm Thanh Hoà: "Không những chỗ ở chật chội mà ăn uống lại còn khó khăn. Cái gì cũng cần phiếu, chợ đen thì đắt cắt cổ, không bằng một góc nông thôn."

Xả một tràng với Chu Thanh Bách, Lâm Thanh Hoà mới hạ hoả, sủi cảo cũng được gói xong xuôi.

Chu Thanh Bách: "Tết năm nay em không về ngoại à?"

Lâm Thanh Hoà vô cảm nói: "Không về, về sau em cũng không về. Ngoài cậu ba ra, em đoạn tuyệt quan hệ với tất cả bọn họ."

Thực chất cô không phải là nguyên chủ, thế nên cô không dại gì bám gót Lâm Gia tự ngược đãi bản thân mình, tốt nhất là làm cho bọn họ tránh càng xa cô càng tốt.

Chu Thanh Bách nghĩ cô chỉ là nhất thời tức giận nên mới nói vậy, qua cơn là hết thôi.

Tuy nhiên vấn đề ở đây không phải là còn giận hay hết giận, mà cô thực sự không muốn dính dáng tí gì với bọn người bạch nhãn lang Lâm Gia, làm gì có chuyện cô tự mò tới cửa nhà đó lần nữa.
Kể cả có bị người ta chỉ trỏ đàm tiếu cô cũng mặc kệ. Dù sao nhà này đã có Chu Thanh Bách trấn giữ, sẽ không ai dám đến gây chuyện. Với lại cô là phụ nữ tuỳ hứng một chút có sao đâu.

Chiều 30, hai vợ chồng Chu Thanh Bách dắt các con sang Chu gia ăn cơm tất niên.

Tất nhiên không đi người không, Lâm Thanh Hoà kêu Chu Thanh Bách bưng hai khay đồ ăn sang, một là thịt heo viên, một là trứng da hổ.

Hai khay thức ăn này đã tô điểm cho mâm cơm tất niên năm nay càng thêm phong phú và nhiều màu sắc.

Người lớn còn không nhịn được mà cứ hướng mắt về phía này, huồng hồ bọn trẻ con.

Chu Hiểu Mai vừa nhai thịt viên vừa luôn miệng khen ngợi: "Chị tư, đây đều là chị làm hả? Sao trước giờ em không biết tay nghề của chị lại giỏi thế nhỉ?"

"Không phải một mình chị làm, anh tư của cô cũng giúp rất nhiều." Lâm Thanh Hoà nói với Chu Hiểu Mai xong rồi quay qua ông bà Chu: "Cha, mẹ, hai người nếm thử đi, mùi vị cũng được lắm đấy ạ."
Ông bà Chu đều vui vẻ khen ngon. Nhìn con cháu quây quần quanh mâm cơm đoàn viên, đặc biệt là cô con dâu "không hiểu chuyện nhất" Lâm Thanh Hoà đang có xu thế ngày một tốt hơn, tâm tình của hai ông bà già vô cùng tốt.

Chương 68: Mùng 1 Tết.

Nhìn ba thằng cháu nội trắng trẻo mập mạp ngồi cạnh đứa con trai út đã nhớ nhung lo lắng bao lâu nay, bữa cơm tất niên năm nay là bữa cơm hạnh phúc nhất của ông bà.

Ngay cả chị hai Chu cũng không vô cớ kiếm chuyện với người khác. Kể cũng đúng thôi, khó khăn lắm cả năm mới được một bữa ăn ngon, không tranh thủ ăn thêm vài miếng ngu gì gây sự lúc này.

Ăn xong cơm tất niên là tới tục lệ cả nhà quây quần bên nhau, hàn huyên tâm sự về một năm đã qua và chờ đón thời khắc giao thừa.

Nhưng thú thực là Lâm Thanh Hoà không mấy hứng thú với tiết mục này, cô chỉ ngồi một lúc, tới 9 giờ tối liền dắt các con về nhà ngủ.
Đêm nay một mình Chu Thanh Bách đại diện ở lại là được rồi.

Bà Chu lôi lôi kéo kéo con trai út vào phòng nói chuyện riêng, chủ yếu là bà muốn biết tình hình con dâu.

Chu Thanh Bách: "Mẹ không cần lo lắng, vợ con rất tốt."

Bà Chu: "Mẹ biết vợ con đang dần thay đổi nhưng chớ có lơ là, chuyện con xuất ngũ vẫn là cái gai trong lòng nó, không có việc gì cũng nên để mắt tới nó một chút."

Chu Thanh Bách gật đầu.

Vợ anh vất vả lo liệu cho cả một nhà lớn bé, tất nhiên anh phải quan tâm tới cô ấy rồi.

Bà Chu tuy đau lòng khi thấy con trai mình phải ăn nói khép nép, đi theo sau nịnh nọt con gái nhà người ta nhưng hết cách, đều lớn hết cả rồi, thành gia lập thất hết cả rồi. Huống hồ bà cũng làm đương gia, bà là người hiểu rõ nhất nếu nữ chủ nhân không thèm quán xuyến chuyện nhà cửa thì cả gia đình đừng mong sống yên ổn.
Đây chính là quyền lực lớn nhất của người phụ nữ.

Vì vậy bà thà nhìn thằng con trai yêu quý của mình ép dạ cầu toàn, ít nhất thì hiện tại vợ nó đã yên phận sinh sống.

Bà trằn trọc lo lắng bao lâu nay, sợ nhất là vợ thằng tư cắn mãi không buông chuyện này, nháo loạn hết ngày này sang tháng nọ. Bây giờ tốt quá rồi, không có rắc rồi gì nữa!

Qua giao thừa, Chu Thanh Bách đi về nhà mình.

Chu Hiểu Mai liền hỏi bà Chu: "Mẹ gọi anh tư đi vào nói chuyện gì thế?"

"Có nói gì đâu." Bà không muốn nói nhiều với đứa con gái này, bằng không có bao nhiêu là nó đi ton hót với bên chị tư nó ngay.

Chu Hiểu Mai: "Xuỳ, mẹ không nói thì con cũng biết, chắc là nói anh tư phải nhường nhịn chị tư chứ gì?"

Bà Chu lườm con gái út một cái: "Con là con khỉ thành tinh đấy hả?"

Chu Hiểu Mai: "Con không phải con khỉ thành tinh, con chỉ ăn ngay nói thật thôi, mẹ phải khuyên bảo anh tư nhiều vào, cỡ anh ấy có thể cưới được một người vợ như chị tư, chỉ có thể nói là do tốt số, nên biết quý trọng."
Bà Chu không vui: "Anh tư của cô thua kém chỗ nào?"

"Anh tư không kém, nhưng để mà xứng với chị tư thì vẫn còn thiếu một chút. Điểm này con không nói ra thì hẳn trong lòng mẹ cũng đã rõ, chị tư cả người từ trên xuống dưới vừa có khí chất vừa có học thức, mấy cô nương lớn lên trong thành phố vẫn còn kém xa."

Bà Chu: "Mấy cái đó ăn thay cơm được à?"

Chu Hiểu Mai: "Mẹ, làm sao lại nói tới mấy cái dung tục đó, con đang nói chuyện nghiêm túc với mẹ mà. Không phải mẹ không nhìn ra chị tư ngày càng xinh đẹp hơn à?"

Bà Chu chỉ liếc xéo một cái, không lên tiếng. Quả thực tướng mạo cô con dâu này của bà không thể chê, hơn hẳn mấy nữ thanh niên trí thức từ thành phố xuống nông thôn. Cách nói năng lẫn hành xử vừa phóng khoáng vừa khéo léo hơn trước rất nhiều. Ví dụ như tối nay, vợ thằng tư đưa sang hai khay đồ ăn, ngay cả đứa chuyên bới lông tìm vết như vợ thằng hai cũng phải á khẩu.
Phải như thế mới xứng với Thanh Bách nhà bà chứ, con nhóc Hiểu Mai này toàn ăn nói bậy bạ.

Chu Hiểu Mai: "Thì con có nói là không xứng đâu. Ý của con là anh tư phải chiều chuộng vợ hơn nữa. Lần này về con thấy mấy thằng nhóc Đại Oa được chăm sóc kỹ càng từ chân tơ tới kẽ tóc. Nếu mà lỡ làm chị tư không vui ấy hả thể nào chị ấy cũng ly hôn với anh tư cho mà xem. Mẹ đừng có mà vội gạt đi, con hiểu chị tư hơn mẹ nhiều."

Bà Chu tức điên nhéo con gái út một cái, mắng: "Tết nhất kiêng kị mấy lời xúi quẩy. Mẹ thấy vợ thằng tư cứ như hiện giờ là khá tốt."

"Ừ thì khá tốt, nhưng đừng để chị tư chịu uỷ khuất, đến nhà mẹ đẻ người ta còn không cần kia kìa, nhà mẹ chồng đã là gì. Xét theo ngoại hình cùng vóc dáng của chị tư, gả vào thành phố là chuyện dễ như trở bàn tay. Chị ấy lợi hại như thế, chắc chắn sẽ không bị người thành phố bắt nạt. Lúc trước anh tư có lợi thế nhưng mà giờ phong thuỷ xoay vần, mộng nát hương tan, vậy mà chị ấy vẫn bình thản, chẹp chẹp...thật là hi hữu."
Lúc mới nghe tin anh tư xuất ngũ về hẳn, điều cô lo lắng nhất chính là chị dâu tư sẽ không dễ dàng bỏ qua chuyện này.

Bà Chu mất kiên nhẫn nghe con gái lảm nhảm: "Được rồi, đi ngủ đi."

Bà quay về phòng đem chuyện này nói lại với ông Chu.

Ông Chu: "Bà bớt nhọc lòng chuyện nhà thằng tư đi, tôi thấy tình cảm vợ chồng chúng nó rất tốt."

Điều quan trọng nhất là vợ thằng tư biết quan tâm chăm sóc ba thằng cháu nội, nhìn ba đứa nó khoẻ khoắn hoạt bát ông rất vui lòng.

Không thể không nói tới gen cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng, cha mẹ đẹp làm sao đẻ ra con xấu được.

Ông Chu hôm nay đặc biệt cao hứng: "Ba anh em Đại Oa cứ như mấy đứa trẻ con lớn lên trong thành phố ấy nhỉ."

Bà Chu không đáp lời, điều này còn phải nói à, xét về hàng cháu chắt thì con thằng cả, thằng hai, thằng ba đều không thể so sánh với con thằng tư.
Đừng nói nhà họ Chu, có mà cả cái thôn này đốt đuốc cũng không kiếm được một đứa nào giống thế.

Khó trách, cha mẹ chúng nó đẹp cả đôi, ai bì lại cơ chứ.

Chu Thanh Bách về tới nhà thấy bốn mẹ con đang ngủ ngon lành.

Anh cởi bỏ quần áo rồi leo lên giường đất, nằm xuống.

Lâm Thanh Hoà theo thói quen không kháng cự lại cái ôm của anh, cảm nhận được hơi thở nam tính quen thuộc, cô tự động nhích lại gần, vòng tay ôm ngang hông anh, vùi mình vào ngực anh, tìm tư thế thoải mái nhất tiếp tục say giấc nồng.

Trong bóng đêm, khuôn mặt lạnh lùng của Chu Thanh Bách dịu xuống vài phần, anh ôm lấy cái eo mảnh khảnh, ngửi mùi thơm toả ra từ mái tóc vợ, dần dần chìm vào giấc mộng đẹp.

Sáng sớm hôm sau, khi Lâm Thanh Hoà thức dậy, Chu Thanh Bách đã nấu xong bữa sáng.

Hôm nay là mùng 1 Tết nhưng không cần quá cầu kỳ, cháo gạo kê ăn kèm bánh bao bột tinh là được.
Lâm Thanh Hoà đánh thức các con dậy. Ba con sâu lười nằm ườn trong ổ chăn ấm áp đòi ngủ nướng thêm một lúc nữa.

Ai bảo mùa đông năm nay mẹ trang bị chăn bông vừa dày vừa ấm thế làm gì, bọn nó hận không thể cả ngày ăn, ngủ, chơi đều ở trên giường hết thì tốt biết mấy.

Thú thật thì Lâm Thanh Hoà cũng không muốn rời giường nhưng hôm nay là ngày mùng 1 năm mới, còn phải đưa bọn nhỏ đi chúc Tết nữa.

Mấy đứa trẻ mặc quần áo, ăn sáng rồi chuẩn bị đi ra đường.

Tết nhất không thể thiếu lì xì, mỗi đứa được hai xu. Vẫn theo quy định cũ, của Tam Oa đưa mẹ giữ, hai đứa lớn thì của đứa nào đứa ấy tự bảo quản.