[ĐM-HOÀN] Ngày 32 - Diệp Trần Niên

Giới thiệu

[ĐM-HOÀN] Ngày 32 - Diệp Trần Niên - Giới thiệu

NGÀY 32

Tác giả: Diệp Trần Niên.

Thể loại: Khoa học viễn tưởng, Cường Cường, Duyên trời tác hợp, Xuyên qua thời không.

Độ dài: 106 chương.

Nguồn: Tấn Giang.

Editor: Quắn.

____________________________

GIỚI THIỆU

/Khoa học viễn tưởng nhẹ nhàng, liên quan đến tận thế/

Đối với một số người, rằng một tháng có ba mươi hai ngày. Đó là một thế giới tận thế mà rất ít cá nhân có thể bước vào.

Khi Dịch A Lam bước vào Ngày 32 lần đầu tiên, y đã gặp Châu Yến An.

Sau khi trở về thực tế:

Nhà tâm lý nói: Ngày 32 là thế giới mà em tưởng tượng sau khi cố thoát khỏi áp lực của thực tại. Châu Yến An là biểu tượng người đàn ông hoàn hảo trong em, là đại diện cho thẩm mỹ tối thượng của em đối với đàn ông.

Nhà tâm lý còn bảo: Nếu em còn gặp lại Châu Yến An, tôi đề nghị em nên mạnh dạn phát triển với anh ta. Nó giúp ích cho tình trạng của em nhiều lắm.

Dịch A Lam: ... Tôi mà tin anh chắc bán nhà mất.

Tags: Khoa học viễn tưởng, Cường Cường, Duyên trời tác hợp, Xuyên qua thời không.

Keywords: (Vai chính) Dịch A Lam, Châu Yến An.

Tóm tắt bằng một câu: Đối với một số người, rằng một tháng có ba mươi hai ngày.

Dàn ý: Tồn tại và Hư vô.

Truyện cùng tác giả: Trùng sinh chi tương lai phục hưng (重生未来之复兴, 2014), Trở lại kỷ hoang dã (2015), Sau vực thẳm là cánh đồng hoa (睡你麻痹起来嗨, 2015), Toàn giới tu chân đều là fan não tàn của tôi (đang viết/ hoặc đã dừng, 2016), Tháng ngày giành ảnh đế với Thái tử (2018), Chú Rồng mặt liệt (2019), Tháng ngày "xào CP" với bạn trai cũ (2019), Ngày 32 (2020), Tôi có thể nghe thấy BGM (mới đăng phần giới thiệu, 2022).

/*

(1) Nhà tâm lý: Đại khái bản gốc là "心理医生". Thông thường các bạn thường dịch thành "Bác sĩ tâm lý", nhưng thực ra không có chức nghiệp với tên gọi như thế. Hiện tại chúng ta có 3 chức nghiệp như sau: (1) Tâm lý gia/ Nhà tâm lý với chuyên môn là tham vấn tâm lý, trị liệu CBT, DBT, ACT... (2) Bác sĩ tâm thần với điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu; (3) Bác sĩ thần kinh. Cụ thể hơn về ba nghề trên thì khá dài dòng, mình chỉ nói vắn tắt ở đây thôi ạ.[ĐM-HOÀN] Ngày 32 - Diệp Trần Niên - Giới thiệuCảm ơn tokyo2soul đã tặng chị con ảnh minh họa cho Ngày 32 "không-tiếng-ồn" (Em nó bảo mình thêm vào chữ "AI" hoặc "midjourney" vào dòng này)

.

.

/

Một số đoạn trích nổi bật:

Nhóm người biến mất không đại diện cho cái chết, mà chính những cái xác ấy mới là cái chết thực sự. Và điều này cũng gián tiếp khẳng định, rằng tự động hóa hay trí năng hóa được tin dùng trong thời đại ngày nay vẫn tồn tại quá nhiều khiếm khuyết, kém xa so với trí tuệ linh hoạt của con người. Không có loài người, máy móc chỉ là một mớ hỗn độn.

—Chương 5.

Em là tấm gương soi của anh. Ở em, anh rốt cục đã nhìn rõ chính mình.

—Chương 80.

Vũ trụ song song trong cơ học lượng tử, không giống như vũ trụ song song trong Thuyết dây. Bất kể các vũ trụ song song trong Thuyết dây được tạo ra như thế nào, thì bản thân chúng cũng tồn tại trong không gian nhiều chiều; chúng khác với các vũ trụ song song còn lại về hằng số vũ trụ, do đó cũng khác về mặt vật chất. Chúng là những vũ trụ độc lập (nhưng nếu tồn tại đủ nhiều vũ trụ song song, vẫn có khả năng xuất hiện một vũ trụ giống hoàn toàn với vũ trụ chúng ta).
Trong cơ học lượng tử, có nhiều cách giải thích về sự khác biệt giữa các hàm sóng của thế giới vi mô và vĩ mô. Để minh họa, ta có thể lấy một ví dụ đơn giản về phương trình sóng Schrödinger trứ danh: một hạt có thể rơi vào điểm A hoặc điểm B, và một phần nhỏ khả năng rơi vào điểm C. Đây là tính bất định; nhưng một khi đo được, vậy nó chắc chắn sẽ rơi vào một điểm. Cách tiếp cận Copenhagen giải thích điều này như sau: Khi đo lường hoặc quan sát, hàm sóng của một hạt sẽ ngay lập tức sụp đổ tại tất cả trừ một vị trí; phạm vi các vị trí có thể có của hạt được chuyển thành một kết quả xác định.

Tuy nhiên, vì phương trình Schrödinger không cho phép hàm sóng sụp đổ đột ngột, nhà vật lý lịch sử Everett bèn đề xuất một cách giải thích khác: Bất kỳ sự kiện nào được coi là có thể xảy ra bởi cơ học lượng tử (nghĩa là tất cả những kết quả mà cơ học lượng tử gán cho một xác suất khác không), đều thực sự phát sinh trong thế giới riêng biệt của họ. Trong một vũ trụ, hạt "hạ cánh" tại điểm A; trong vũ trụ thứ hai, hạt dừng tại điểm B; trong vũ trụ khác, hạt dừng tại điểm C – đây là "nhiều thế giới" trong cách tiếp cận Nhiều Thế Giới đối với cơ học lượng tử.
—Chương 90.





Editor: Vì một chiếc văn án quá lừa tình nên mới có phần trích đoạn này đây...